Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp ở hậu môn trực tràng, bệnh ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe mà còn tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, Vậy Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân gây bệnh? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh trĩ triệt để ra sao? Dưới đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa về bệnh lý này.
Bệnh trĩ là bệnh như thế nào?
Bệnh trĩ ( tên tiếng anh Hemorrhoids) hay bệnh lòi dom là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng ở hậu môn và dưới trực tràng, (tương tự giãn tĩnh mạch). Các tĩnh mạch quanh hậu môn dưới sự tác động mạnh làm chúng giãn quá mức, sưng phồng lên gây viêm nhiễm hậu môn. Khi mới mắc bệnh, người bệnh có cảm giác ngứa rát quanh hậu môn, khi đi đại tiện có xuất hiện máu lẫn trong phân.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, có thể do căng thẳng, táo bón hoặc do áp lực đè nặng lên các tĩnh mạch khi mang thai. Bệnh có thể sung huyết ra bệnh ngoài hậu môn (trĩ ngoại), hoặc chúng bên trong trực tràng (trĩ nội).
Hình ảnh minh họa vị trí trĩ nội và trĩ ngoại
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Một số nguyên nhân chính gây bệnh trĩ như:
Thói quen ăn uống không hợp lý: Thói quen sở thích ăn uống nhiều thức ăn có vị cay nóng, uống các chất kích thích như rượu bia… làm nghẽn xoang hậu môn, gây táo bón, gây kích ứng trong đường ruột làm chúng rất dễ bị chảy máu.
Không thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng: Việc ngồi quá lâu trong một tư thế làm ảnh hưởng tới sự vận chuyển máu trong tính mạch, để lâu tĩnh mạch chịu lực lớn rất dễ hình thành các búi trĩ, kèm thêm việc ít vận động sẽ đường ruột ít hoạt động cơ hoạt động bó hẹp gây khó khăn cho việc đại tiện.
Viêm hậu môn: Viêm hậu môn cũng là một trong những trường hợp dẫn tới bệnh trĩ, tính dàn hôi ở tĩnh mạch bị xơ hóa, suy yếu làm cho việc chịu áp lực không tốt gây phình to.
Táo bón: Táo bón trong thời gian dài làm người bệnh phải mất rất nhiều lực để chuyển chất thải thừa ra bên ngoài khiến cho hậu môn chịu lực lớn lâu ngày gây giãn.
Thiếu chất xơ: Việc ăn uống mất cân đối ăn quá nhiều đồ ăn có chẩt nhưng lại thiếu nước thiếu chất xơ như vậy rất dễ mắc bệnh trĩ.
Áp lực cân nặng: Những phụ nữ mang thai, béo phì đều có nguy cơ mắc bệnh bởi áp lực cân nặng của cơ thể đè nặng lên vùng xương chậu và hậu môn.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây bệnh trĩ như quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, do rối loạn tiêu hóa, xơ gan, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh để đi đại tiện,….đều có thể gây nên bệnh trĩ.
Một số lưu ý để không mắc bệnh trĩ và điều trĩ bệnh trĩ
- Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Không nên ăn đồ ăn quá nhiều chất đạm mà nên ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều chất xơ bởi nó tăng cường hệ tiêu hóa giúp nhuận tràng , giảm bớt khó khăn khi đau rát khó đi đại tiện.
- Uống nhiều nước: Không ăn các thực phẩm đồ ăn cay nóng, tránh xa các chất kích thích rượu bia, nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước giúp bài tiết tốt.
- Đại tiện đúng giờ: việc đi đại tiện đúng giờ, không nên nhịn lâu tránh ảnh hưởng các cơ và tĩnh mạch hậu môn hơn.
- Tránh ngồi quá lâu: Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý tránh ngồi lâu , bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe.
- Giảm áp lực, căng thẳng: Tâm trạng thoải mái , tránh lo lắng khiến bệnh thêm nặng hơn.
Triệu chứng và phân loại bệnh trĩ
Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ có thể bao gồm:
- Chảy máu không đau khi đi đại tiện - người bệnh có thể thấy một lượng máu nhỏ có lẫn trong phân hoặc rớt dưới nhà vệ sinh
- Ngứa hoặc kích ứng ở vùng hậu môn
- Khó chịu và đau nếu bệnh có chiều hướng nặng dần
- Sưng xung quanh hậu môn
- Một khối u gần hậu môn, có thể ngứa rát hoặc đau đớn (có thể là một bệnh trĩ huyết khối)
Sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch làm cho các búi trĩ phát triển ngày càng nhanh, phân loại các loại bệnh trĩ dựa vào vị trí phát sinh các búi trĩ do đó ta có thể chia làm 3 loại như sau:
1. Trĩ nội
Trĩ nội là khi các búi trĩ mọc trên xoang tĩnh mạch trên (phần trực tràng trên) phồng to ở trên đường lược, bề mặt các búi trĩ chính là phần niêm mạc của ống hậu môn.
- Trĩ nội độ 1 và 2 các búi trĩ mới hình thành gây đau và chảy máu khi đại tiện , cảm giác ngứa ướt do dịch tiết ra gây viêm da vùng hậu môn, các búi trĩ lúc này sa ra ngoài khi đại tiện xong rồi tự co lên.
- Trĩ nội độ 3 và 4 không tự co vào được nữa sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch gây nứt, áp xe hậu môn.
2. Trĩ ngoại
Trĩ ngoại nằm ở phần trực tràng dưới nằm dưới vùng lược do chùm tĩnh mạch bị giãn sau đó bị gấp khúc gây nên các búi trĩ.
3. Trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp đó là sự kết hợp giữa bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, có khả năng xuất hiện xung quanh nếp gấp ở vùng hậu môn, do đám rối tĩnh mạch trĩ nội cũng như trĩ ngoại kết hợp thành vì buộc phải trĩ hỗn hợp mang đầy đủ các đặc tính của cả hai loại bệnh trĩ trên.
Hy vọng với những kiến thắc mà các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu bệnh trĩ là gì? có mấy loại bệnh trĩ ? nguyên nhân gây bệnh để từ đó có những biện pháp điều trị thích hợp. Mọi ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc vui lòng gửi về số điện thoại 0166116117 hoặc click tư vấn trực tuyến để được các chuyên gia giải đáp cụ thể.