Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh về tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới, đặc biệt là những nam giới ở độ tuổi trung niên và cao niên. Đây là căn bệnh làm tăng kích thước tuyến tiền liệt ở nam giới với các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt… làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Để biết rõ hơn về bệnh phì đại tuyến tiền liệt, hãy cùng với các chuyên gia Phòng khám nam khoa Thái Hà tìm hiểu về căn bệnh này cũng như phương pháp điều trị nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm tuyến tiền liệt là gì?
- Điều trị viêm tuyến tiền liệt ở nam giới
- U xơ tuyến tiền liệt là gì? có nguy hiểm không?
Phì đại tuyến tiền liệt là gì?
Phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH), có thể hiểu đơn giản phì đại tuyến tiền liệt là sự gia tăng kích thước tuyến tiền liệt ở nam giới thường xảy ra ở những nam giới trong độ tuổi trung và cao tuổi.
Theo các chuyên gia, nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt chủ yếu là:
- Do độ tuổi: Khi nam giới bắt đầu bước vào tuổi 50 sẽ có dấu hiệu của phì đại tuyến tiền liệt do sự thay đổi của các hormone sinh dục, mức độ phì đại ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
- Do chế độ ăn uống: Khi chế độ ăn uống không hợp lý, ăn thiết chất, uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân khiến cho nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt.
- Do tinh thần không tốt: Thường xuyên làm việc quá sức, căng thẳng stress do học tập hay do công việc
- Làm việc trong môi trường độc hại: Làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói, bụi, nước bẩn hay thường xuyên tiếp xúc với nhiều sóng điện từ sẽ làm nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt.
Thông thường những người bị phì đại tuyến tiền liệt do tuổi tác, nếu chỉ thấy các biểu hiện như tiểu tiện nhiều lần so với thời trẻ thì chưa phải là bệnh lý nên bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy xuất hiện những biểu hiện khác như:
- Tiểu lắt nhắt, đêm phải thức dậy đi tiểu nhiều lần
- Tia nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng tiểu không hết, tiểu đau buốt, khó đi tiểu
- Đi tiểu không tự chủ...
thì đó là dấu hiệu của bệnh lý nên cần phải đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu.
Phì đại tuyến tiền liệt gây ra những biến chứng gì?
Bí tiểu cấp tính: gây đau dữ dội và khiến bệnh nhân không thể đi tiểu. Hiện tượng này dễ dàng phát hiện nếu sờ thấy bàng quang căng to, đau tức. Việc loại bỏ tình trạng bí tiểu này, bác sĩ sẽ đặt 1 ống thông qua niệu đạo vào bàng quang để có thể bài tiết nước tiểu ra ngoài.
Sỏi bàng quang: do tuyến tiền liệt phì đại chèn ép niệu đạo gây cản trở dòng nước tiểu làm cho nước tiểu trong vẫn còn tạo ra kết tinh khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi bàng quang khiến người bệnh tổn thương dây thân kinh và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiểu: phì đại tuyến tiền liệt dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu (hay đường tiết niệu) rất nguy hiểm. Bệnh nhân có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật cắt một phần tuyến tiền liệt để bệnh không chuyển biến nặng hơn sang giai đoạn mãn
Ảnh hưởng tới thận, suy thận: khi tuyến tiền liệt phì đại gây chèn ép bàng quang, nước tiểu không thể thoát ra ngoài gây hại cho thận cho bàng quang dẫn tới việc nhiễm trùng thận, bàng quang. Khi ứ nước tiểu quá nhiều có thể gây sưng viêm 1 hoặc cả 2 quả thận và nếu để tình trạng này càng lâu sẽ gây ra hiện tượng suy thận.
Lời khuyên của các bác sĩ: Để phòng chống phì đại tuyến tiền liệt thật tốt các bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Có chế độ ăn uống khoa học, ăn đầy đủ chất không sử dụng rượu, bia, thuốc lá
- Tránh căng thẳng và áp lực trong công việc, học tập
- Tránh môi trường có sóng điện từ mạnh
- Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để ăn uống sinh hoạt, nơi ở cần có không khí trong lành
- Tập thể dục thể thao để có một sức khỏe tốt đồng thời hạn chế bệnh tật
Cách điều trị phì đại tuyến tiền liệt?
Khi bạn phát hiện mình có dấu hiệu của bệnh phì đại tuyến tiền liệt hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Khi khám, các bác sĩ có thể khám bằng cách thăm dò trực tiếp trực tràng, siêu âm, chụp hình niệu quản, làm các xét nghiệm tổng quát để đánh giá tình trạng của bệnh nhân.
Sau khi được thăm khám, bác sĩ điều trị sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để lựa chọn phương pháp điều trị nội khoa hay ngoại khoa sao cho phù hợp .
Phương pháp nội khoa: Là phương pháp thường được sử dụng nhiều tác động từ phía bên trong cơ thể thông qua việc sử dụng thuốc
- Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng thuốc thuộc nhóm ức chế alpha 1: Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc để làm giãn cơ trơn tuyến tiền liệt, giãn cơ thành mạch và cổ bàng quang, từ đó hỗ trợ làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phì đại tuyến tiền liệt giúp việc đi tiểu được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng thuốc thuộc nhóm 5 alpha reductase: các loại thuốc này cơ tác dụng cân bằng lại các nội tiết tố kìm hãm sự phát triển của tuyến tiền liệt
Phương pháp ngoại khoa: Phương pháp này được sử dụng khi việc dùng thuốc điều trị không có tác dụng, các phương pháp này có thể được sử dụng gồm:
- Cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo
- Mổ tuyến tiền liệt qua niệu đạo
- Mổ mở tuyến tiền liệt
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu: Gồm phẫu thuật Laser, thủ tục Ablative, thủ tục Enucleative
Sử dụng các phương pháp điều trị ngoại khoa thông thường sẽ đem lại nhiều rủi do và nhiều nguy cơ biến chứng hơn so với các phương pháp điều trị nội khoa. Các phương pháp điều trị ngoại khoa có thể khiến cho tinh dịch trào ngược vào bàng quang, hay bàng quang mất kiểm soát, nam giới bị bất lực…
Các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám khuyên nam giới nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay khi có biểu hiện của bệnh, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và tự điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám nam khoa Thái Hà về bệnh "Phì đại tuyến tiền liệt và cách điều trị". Nếu còn có thắc mắc, bạn hãy gọi đến hottline 0365.116.117 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.