• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365116117

Xuất tinh ngược: nguyên nhân và cách chữa bệnh

Xuất tinh ngược: nguyên nhân và cách chữa bệnh
Điểm trung bình: 4.3 / 5 ( 31 lượt đánh giá )
Cập nhật: 2022-11-24 14:59:18

Xuất tinh là hiện tượng sinh lý bình thường khi nam giới được thỏa mãn ham muốn tình dục. Thông thường khi xuất tinh, dòng tinh sẽ từ túi tinh theo ống dẫn tinh ra niệu đạo vài đi ra ngoài. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt, khi lên đỉnh họ lại không thể xuất tinh ra ngoài hoặc xuất tinh được rất ít. Đây là hiện tượng được y học gọi là xuất tinh ngược.

xuất tinh ngược dong là gì

Có thể bạn quan tâm:

Xuất tinh ngược là gì?

Xuất tinh ngược hay xuất tinh ngược dòng là chỉ quá trình giao hợp bình thường, có thể đạt được cao trào tình dục, đồng thời có động tác và cảm giác xuất tinh, nhưng tinh dịch không từ niệu đạo đi ra mà lại chạy ngược vào bàng quang.

Xuất tinh ngược khác với tình trạng không xuất tinh, bởi vì xuất tinh ngược có nghĩa là tinh trùng vẫn sản xuất và hoạt động bình thương, nam giới vẫn đạt được khoái cảm tột đỉnh. Mặc dù xuất tinh ngược không ảnh hưởng đến khoái cảm và khả năng tình dục nhưng nó để lại hệ quả đó là không thể thụ thai được, vì tinh trùng khi xuất tinh không ra ngoài được mà lại chui vào bàng quang. Như vậy đối với các cặp vợ chồng muốn sinh con thì việc can thiệp điều trị xuất tinh ngược là cần thiết.

Nguyên nhân gây ra tình trạng xuất tinh ngược

Theo các bác sĩ chuyên khoa xác định thì xuất tinh ngược thường là hậu quả của một số bệnh gây ảnh hưởng đến thần kinh giao cảm chỉ huy vòng cơ ở cổ bàng quang. Một số bệnh thường gặp gây hiện tượng này là:

Bệnh đái tháo đường: do tổn thương ở các nhánh thần kinh giao cảm tới cổ bàng quang khiến cơ vòng ở cổ bàng quang mất khả năng co thắt.

Di chứng phẫu thuật: Sau khi tiến hành các phẫu thuật như cắt bỏ u xơ tuyến tiền liệt, cắt bỏ đại tràng…cùng với một số biến chứng về cột sống sẽ gây tắc nghẽn truyền cảm khiến các cơ ở cổ bàng quang mất khả năng có thắt.

Do tác dụng phụ khi dùng thuốc: một số thuốc có tác động làm tê liệt sợi thần kinh giao cảm cũng gây ra hiện tượng xuất tinh ngược.

Thủ dâm: Việc thủ dâm quá nhiều cũng dẫn đến tình trạng xuất tinh ngược dòng.

Một số bệnh lý khác: số nguyên nhân khác có thể gây ra hiện tượng xuất tinh ngược như: sau mổ nội soi bàng quang, các bệnh gây sơ cứng cổ bàng quang, rối loạn co thắt cơ vùng niệu đạo…

Cách chữa trị xuất tinh ngược

Xuất tinh ngược cũng không phải bệnh lý hay triệu chứng gì quá nguy hiểm. Nếu bạn vẫn muốn sinh con thì nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ. Để chữa trị bệnh này thì cần phải tìm hiểu vào nguyên nhân gây bệnh mới có cách chữa trị phù hợp .

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do quá trình dùng thuốc thì bạn nên ngừng sử dụng nó và thay đổi sang các loại thuốc khác.

Nếu là do ảnh hưởng của bệnh lý hoặc từ các phẫu thuật thì bạn nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ.

Lưu ý: Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu khi thấy mình có hiện tượng xuất tinh ngược thì bạn cũng nên đến các bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn hỗ trợ kịp thời. Bởi vì nếu kéo dài tình trạng này thì chắc chắn nó cũng sẽ không tốt cho sức khỏe và đời sống tình dục của bạn.

Hơn nữa trong quá trình điều trị bạn không được tự động mua các loại thuốc về điều trị mà phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sỹ khám và kê đơn thuốc cho bạn. Tránh để tình trạng "chữa lợn lành thành lợn què".

Xuất tinh ngược là hiện tượng không phổ biến nhưng nếu khi gặp phải tình trạng này thì tốt bạn nên chia sẻ với bạn tình và nhờ sự can thiệp của bác sĩ để có sức khỏe và đời sống tình dục viên mãn .

Trên đây là những tư vấn của bác sĩ phòng khám nam khoa Thái Hà cung cấp thông tin về "hiện tượng xuất tinh ngược". Phòng khám nam khoa Thái Hà là địa chỉ khám nam khoa tin cậy, uy tín về các bệnh nam khoa ở nam giới cũng như các bệnh xã hội. Mọi thắc mắc các bạn có thể gọi đến số điện thoại 0365.116.117 hoặc trực tiếp đến tại phòng khám số 11, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám