• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365116117

Trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ như thế nào?

Trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ như thế nào?
Điểm trung bình: 4.7 / 5 ( 6 lượt đánh giá )
Cập nhật: 2022-11-23 14:33:48

Tình trạng đái dầm ở trẻ em là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, tuy nhiên hiện nay độ tuổi này có thể lên tới 5 tuổi. Tình trạng đái dầm ở trẻ nhỏ kéo dài khiến cho các bậc cha mẹ hết sức lo lắng vì sợ nó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để trị được chứng đái dầm ở trẻ nhỏ?

Tổng quan về bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ

Đái dầm ở trẻ nhỏ là tình trạng tiểu tiện không tự chủ được của trẻ, đặc biệt là vào ban đêm. Tỷ lệ đái dầm giữa các giới có sự khác nhau, tỷ lệ ở bé trai sẽ gấp khoảng 2 lần ở bé gái. Thông thường tình trạng này sẽ tự hết khi bé lớn mà không cần phải điều trị, tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này có thể kéo dài đến khi trưởng thành.

trị chứng trẻ đi đái dầm

Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ một trong các nguyên nhân như bàng quang của trẻ phát triển chậm hơn bình thường, bàng quang chứa được lượng nước tiểu ít hơn bình thường. Chứng đái dầm có thể là do di truyền. Nếu cha và mẹ từng đái dầm khi nhỏ thì nguy cơ mắc đái dầm ở con là rất cao. Bên cạnh đó những rắc rối về tâm lý như những căng thẳng trong môi trường sống, môi trường học tập cũng sẽ tạo ra áp lực với trẻ. Những trẻ mộng du thường nghĩ rằng mình đang ở một nơi khác, có thể là nhà vệ sinh, nhà tắm… nơi có thể đi tiểu được và đi tiểu một cách tự nhiên, gây ra chứng đái dầm ở trẻ.

Cách chữa trị bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ.

Chứng đái dầm mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại có khả năng để lại những biến chứng tâm lí nặng nề cho trẻ. Chính vì vậy các bậc phụ huynh rất lo lắng và không nên kéo dài tình trạng này. Đái dầm ở trẻ có thể được điều chỉnh hành vi kết hợp với sử dụng thuốc.

Hạn chế cho trẻ uống nhiều nước trước khi đi ngủ, đặc biệt là các đồ có tính chất lợi tiểu nhằm giúp giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm. Tuy nhiên vẫn phải cần đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho bé vào ban ngày.

Đánh thức bé vào ban đêm để cho bé đi tiểu sau khoảng vài giờ bé đi ngủ. Biện pháp này có thể giúp bé hình thành thói quen tỉnh dậy và vệ sinh vào đúng giờ, giảm được tình trạng đái dầm.

Điều trị tâm lí: các bậc cha mẹ nên lắng nghe và quan tâm xử lý các vấn đề tâm lý, khúc mắc mà trẻ đang gặp phải, đang tạo áp lực cho trẻ. Khi các vấn đề về tâm lí gây ra đái dầm thứ phát ở trẻ được điều trị, được giải tỏa thì chứng đái dầm của trẻ cũng sẽ khỏi.

Điều trị bằng thuốc: nếu tình trạng đái dầm của trẻ kéo dài và có triệu chứng nặng thì cần sử dụng một số loại thuốc được kê đơn để điều trị bệnh như Desmopressin- có tác dụng ức chế thận sản xuất nước tiểu; Imipramine- là thuốc chống trầm cảm nhưng có tác động đến bàng quang; Oxybutynin- có tác dụng chống co thắt.

Trong thời gian trẻ được chữa trị chứng đái dầm, cha mẹ nên khuyến khích, động viên trẻ khi trẻ có tiến bộ. Không được chế giễu hay mắng trẻ vì như vậy dễ làm cho trẻ có mặc cảm tâm lí và có thể dẫn đến tình trạng đái dầm trầm trọng hơn. Môi trường giáo dục tốt, môi trường sống tốt giúp trẻ giảm dần tình trạng đái dầm.

Những chia sẻ của bác sĩ Phòng khám nam khoa Thái Hà về "trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ", hi vọng sẽ giúp các bạn có cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình tốt . Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0365.116.117 hoặc trực tiếp đến tại phòng khám địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội các bác sĩ luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám