• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365116117

Trẻ bị ẩn tinh hoàn có nên phẫu thuật không?

Trẻ bị ẩn tinh hoàn có nên phẫu thuật không?
Điểm trung bình: 4.4 / 5 ( 11 lượt đánh giá )
Cập nhật: 2022-11-23 15:00:11

Trẻ bị ẩn tinh hoàn rất phổ biến chúng chiếm tới 33% ở bé trai sinh non và có tới 3,4% ở trẻ sinh đủ tháng bị ẩn tinh hoàn. Tuy nhiên một thắc mắc ở đa số các bậc phụ huynh là liệu trẻ bị ẩn tinh hoàn có nên phẫu thuật hay không? Để trả lời câu hỏi này các bác sĩ phòng khám nam khoa Thái Hà đã chia sẻ.

Ẩn tinh hoàn là hiện tượng gì?

Ẩn tinh hoàn là trường hợp tinh hoàn không nằm trong bừu mà nằm trong ổ bụng hoặc đường di chuyển từ ổ bụng qua ống bẹn để xuống bừu.

ẩn tinh hoàn

Ẩn tinh hoàn là một bệnh bẩm sinh, ẩn tinh hoàn có thể xảy ra ở một bên tinh hoàn hoặc cả hai bên tinh hoàn tuy nhiên khi bị ẩn tinh hoàn thì có tới 90% là các bé sinh non và chỉ 10% là các bé sinh đủ tháng.

Khi trẻ bị ẩn tinh hoàn thì có nên phẫu thuật không?

Khi có sự nhập lại của tế bào mầm ưu thế thành dây tinh hoàn trong ụ sinh dục từ giai đoạn sớm của bào thai thì khi này cũng là lúc tinh hoàn bắt đầu được hình thành. Sự phát triển của tuyến sinh dục tinh hoàn bắt đầu từ tháng thứ hai của quá trình thai nghén, tinh hoàn tiếp tục phát triển và biệt hóa vào các tháng tiếp theo. Đến tháng thứ bảy của thai kỳ tinh hoàn bắt đầu quá trình đi xuống bìu và thường đến đích vào cuối tháng thứ chín có nghĩa là khi này thì tinh hoàn mới nằm trong bừu. Tuy nhiên cũng có những trường hợp tiến trình này xảy ra nhanh hơn tùy từng bé.

Các bác sĩ phòng khám nam khoa Thái Hà cho biết, khi các bé nam bị ẩn tinh hoàn nên thực hiện phẫu thuật càng sớm càng tốt để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển về giới tính của chúng sau này cũng như gây ra các bệnh nguy hiểm khác. Khi còn dưới một tuổi trẻ nên được phẫu thuật ẩn tinh hoàn bởi các lý do sau:

Ẩn tinh hoàn có nguy cơ dẫn đến ung thư hoặc u ác tính cao gấp khoảng 40 lần so với bình thường

Ẩn tinh hoàn làm mất thamm của bộ phận sinh dục ở nam giới

Ẩn tinh hoàn ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính của trẻ sau này nếu cả hai tinh hoàn đều bị ẩn thì bé sẽ không thể trở thành nam giới thực thụ

Không có khả năng sinh tinh và làm cha

Ẩn tinh hoàn thực chất là một trong những bệnh gây ra rất nhiều những nguy hiểm không những vậy khi bị ẩn tinh hoàn còn gây ra những mặc cảm về tâm lý cho trẻ khiến trẻ lúc nào cũng tự ti vì sự khác biệt với những bạn cùng trang lứa khác. Khi các bậc phụ huynh phát hiện ra bé bị ẩn tinh hoàn cần đưa bé đi khám ngay lập tức và có các biện pháp chữa trị sớm trước khi chúng gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Phương pháp chữa trị ẩn tinh hoàn

Thời gian thích hợp để điều trị ẩn tinh hoàn là dưới một tuổi bởi ở giai đoạn này sau phẫu thuật tế bào sinh tinh dường như sẽ không bị tổn thương hay bị ảnh hưởng là điều kiện thích hợp . Khi trẻ lớn việc phẫu thuật rất có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh hoặc qua giai đoạn 1 tuổi thì nguy cơ trẻ bị mắc ung thư là rất lớn việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn.

Hiện nay có hai phương pháp điều trị tinh hoàn ẩn chính đó là điều trị nội tiết và phẫu thuật:

Điều trị nội tiết: trong trường hợp này các bé trai sẽ được tiêm HCG (Pregnyl) trong 8 tuần và theo dõi sự di chuyển của tinh hoàn. Nếu trong vài tháng có tiến triển tốt tinh hoàn di chuyển xuống các bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị theo phương pháp này cho đến khi tinh hoàn thực sự xuống bừu hẳn. Hiệu quả của phương pháp điều trị nội tiết là 10% – 40%.

Điều trị phẫu thuật: Trường hợp này thường áp dụng cho những trường hợp điều trị nội tiết không thành công, phương pháp này được cho là phương pháp hiệu quả tuy nhiên sẽ khá tốn kém và để lại những vết thương. Bệnh nhân có thể xuất viện sau khi nghỉ ngơi vài giờ tuy nhiên nếu bác sĩ phát hiện ra những tế bào bất thường hoặc không thể kéo được tinh hoàn xuống sẽ buộc phải cắt bỏ tinh hoàn để tránh nguy cơ gây ung thư cho trẻ sau này.

Các bậc phụ huynh cần chú ý khi trẻ sinh ra có thể nhận biết các dấu hiệu bị ẩn tinh hoàn khi không thấy tinh hoàn ở bừu (có thể là 1 hoặc cả 2 bừu đều không có) quan sát trẻ trong 1-2 tháng nếu không thấy tiến triển cần đến ngay các bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.

Hy vọng với chia sẻ của chúng tôi ngày hôm nay sẽ giúp ích được nhiều cho bạn đặc biệt là các bạn đang hoặc sắp có con nhỏ để bảo vệ các bé. Nếu các bạn có những thắc mắc hoặc cần tư vấn chữa trị bệnh ẩn tinh hoàn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo đường dây nóng 0365.116.117 hoặc đến phòng khám nam khoa Thái Hà số 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội để gặp trực tiếp các bác sĩ giúp bạn thăm khám và điều trị bệnh cho bé một cách tốt .

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám