• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365116117

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là bệnh như thế nào

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là bệnh như thế nào
Điểm trung bình: 4.3 / 5 ( 11 lượt đánh giá )
Cập nhật: 2022-11-23 13:06:58

Trong thời gian vừa qua chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi về bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là bệnh như thế nào? Làm sao để có thể chữa trị được bệnh một cách hiệu quả bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về căn bệnh này.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì?

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn hay có tên gọi khác là giãn mạch thừng tinh là bệnh mà tĩnh mạch tinh hoàn bị dãn ra (thường sẽ xoắn lại) gây cho bệnh nhân cảm giác đau nhức khó chịu dẫn đến sưng buốt tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn khiến cho máu không đi từ tĩnh mạch tinh hoàn xuống ổ bụng như bình thường mà chảy ngược vào trong tĩnh mạch gây ứ đọng sưng viêm. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn xảy ra chủ yếu ở tinh hoàn trái chiếm trên 90% tỉ lệ các ca mắc bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn.

giãn mạch tinh hoàn

Hình minh họa mô phỏng giãn mạch tinh hoàn

Có nhiều nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch tinh hoàn tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến giãn tĩnh mạch tinh hoàn là do các khiếm khuyết trên tĩnh mạch tinh hoàn hoặc do đặc thù công việc phải đứng quá lâu làm việc nặng nhọc hay thói quen quan hệ tình dục quá mạnh và thô bạo.

Biểu hiện giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Khi bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn bệnh nhân sẽ có các biểu hiện, triệu chứng như:

Tinh hoàn đau nhức sưng đỏ đặc biệt là tinh hoàn trái thường đau hơn ở bệnh nhân thường có vận động tạp luyện thể thao hay lao động nặng

Khi giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể thấy một khối sưng phía trên bìu khi bệnh tiến triển nặng hơn.

Quan hệ tình dục thấy đau

Đau khi vận động nhiều, chạy, chơi thể thao hay lao động nặng nhọc

Sau một thời gian tinh hoàn bên bị bệnh sẽ có dấu hiệu nhỏ hơn tinh hoàn còn lại cho thấy những dấu hiệu của teo tinh hoàn. Giảm nồng độ testosterone khiến việc sinh tinh khó khăn hoặc tinh trùng rất yếu ớt.

Tinh hoàn bị chảy xệ và kéo dài ra, sờ vào gốc dương vật thấy có những búi giống như sợi mỳ, tinh hoàn có cảm giác nặng trĩu

Chữa trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn như thế nào?

Đối với việc giãn tĩnh mạch tinh hoàn nếu chúng không gây đau và không có xu hướng phát triển to hơn thì chúng ta không cần phải điều trị tuy nhiên đối với các trường hợp gây đau nhức và có xu hướng phát triển to ra thì bạn cần đi khám và được chữa trị càng sớm càng tốt. Để chữa trị căn bệnh này các bác sĩ sẽ buộc phải sử dụng phẫu thuật để cố định mạch thừng tinh đã giãn xung quanh tinh hoàn không để cho chúng xoắn và ngăn cản dòng chảy của máu về ổ bụng.

Trường hợp cần phải phẫu thuật khi giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra một trong những dấu hiệu sau:

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn gây khó chịu, gây đau tức bìu kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và cản trở trong sinh hoạt tình dục hay các hoạt động khác.

Làm ảnh hưởng đến tinh hoàn giảm thể tích tinh hoàn

Khi thể tích tinh hoàn nhỏ hơn 3ml

Làm ảnh hưởng tới tinh dịch đồ là thay đổi tinh dịch đồ ở người trưởng thành trên 18 tuổi (các trường hợp vô sinh nam, hoặc những trường hợp kiểm tra tinh dịch đồ phát hiện tinh trùng ít, tinh trùng yếu, dị dạng).

Phác đồ điều trị giãn mạch tinh hoàn như thế nào?

Việc dùng thuốc để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh chưa mang lại hiệu quả để chữa trị bệnh này các bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu. Thời gian phẫu thuật chỉ từ 30-60 phút, đường mổ ở vùng bẹn hay bụng dưới, tĩnh mạch sau đó được cắt và cột lại, sau khoảng từ 2 - 3 giờ bệnh nhân đã có thể phục hồi lại.

Hiện nay đa số các tiểu phẫu được kết hợp sử dụng kính phóng đại để thực hiện vi phẫu thuật. Ưu điểm của kính hiển vi trong phẫu thuật là dễ nhận biết và bảo tồn động mạch tinh và hệ bạch mạch, tránh biến chứng teo tinh hoàn hoặc tràn dịch tinh mạc. Kính hiển vi phẫu thuật giúp thấy rõ động mạch tinh hoàn (rất nhỏ khoảng 0,5mm) nên tránh cột phải động mạch này.

Ngoài ra, kính hiển vi phẫu thuật giúp bác sĩ thực hiện chính xác tránh cột phải các mạch bạch huyết nên làm giảm tỉ lệ bị tràn dịch tinh mạc sau mổ xuống dưới 1%. Trước đây, khi không có kính hiển vi phẫu thuật, biến chứng thường gặp của mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh là tràn dịch tinh mạc với tỉ lệ trung bình là 7%. Đối với các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh gây vô sinh, sau mổ khoảng 80% bệnh nhân có tinh dịch đồ cải thiện và 45% có vợ thụ thai sau đó.

Để đảm bảo thành quả của tiểu phẫu các bạn cần lưu ý:

Không mặc quần lót quá chật, không thấm hút có chất liệu nilon gây ngứa ngáy và ứ đọng mồ hôi

Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục mỗi ngày hoặc sau khi đi tiểu hay đi cầu

Không sờ nắn thường xuyên vào tinh hoàn bị bệnh để tránh biến chứng thành các bệnh nguy hiểm hơn

Dừng mọi hoạt động quan hệ tình dục ít trong vòng 1 tháng để đảm bảo an toàn

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh "giãn tĩnh mạch tinh hoàn" và có thể phòng chống cũng như chữa trị kịp thời không để chúng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Để chữa trị và được tư vấn hãy gọi ngay cho chúng tôi theo đường dây nóng 0365.116.117 chat với các chuyên gia hoặc trực tiếp đến tại Phòng khám Thái Hà chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ các bạn bất cứ khi nào.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám