Nhiều người đã từng nghe qua nhưng không hề biết xét nghiệm rpr là gì? Có tác dụng gì? Xét nghiệm rpr được hiểu đơn giản là xét nghiệm nhằm tìm ra xoắn khuẩn giang mai – một loại virus có tốc độ lây lan và phát triển cực nhanh. Bệnh gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từng cá nhân và đối với toàn xã hội.
Để biết Xét nghiệm RPR có tác dụng gì, chúng ta hãy tìm hiểu đôi chút về bệnh giang mai
Giang mai là gì?
Giang mai là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Ngoài lây truyền qua quan hệ tình dục, xoắn khuẩn giang mai cũng có thể xâm nhập vào cơ thể người qua việc tiếp xúc với dịch mủ, sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, đồ lót…; lây truyền từ mẹ sang con.
Bệnh có các giai đoạn phát triển khá là phức tạp, thường trải qua 3 giai đoạn với các biểu hiện, triệu chứng khác nhau. Xoắn khuẩn giang mai nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời dễ dàng gây biến chứng cho tim, não, động mạch chủ, xương, mắt và làm ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể, thậm chí là dễ gây tử vong.
Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm chỉ đứng sau HIV, bệnh có tốc độ lan truyền cực nhanh. Khi gặp phải dấu hiệu, triệu chứng của bệnh thì bạn cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và hỗ trợ điều trị phù hợp.
Sàng lọc bệnh giang mai bằng xét nghiệm RPR
Xét nghiệm RPR (Rapid plasma Reagin) là một xét nghiệm sàng lọc kháng thể trong máu dành riêng cho bệnh giang mai. Phương pháp này cho kết quả khá cao khi áp dụng với những trường hợp mắc giang mai khi quan hệ tình dục không an toàn.
Nếu cho kết quả xét nghiệm RPR là âm tính thì có nghĩa là bạn không mắc bệnh giang mai. Ngược lại, nếu cho kết quả là dương tính thì khả năng bạn mắc bệnh giang mai là khá cao, lên tới 96%.
Treponema pallidum - vi khuẩn gây bệnh giang mai
Ngoài ra, xét nghiệm RPR cũng có thể dùng để xác định kháng thể xoắn khuẩn giang mai trong dịch não tủy (RPR dịch não tủy) hoặc trong nước ối (RPR nước ối) đối với bệnh nhân mắc bệnh giang mai.
Đối với một số trường hợp khi làm xét nghiệm RPR không cho kết quả chính các, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm xét nghiệm định lượng hoặc làm thêm phản ứng TPHA để tìm ra xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể người bệnh.
Trong trường hợp người bệnh không có quan hệ tình dục hoặc thực hiện tình dục an toàn mà cho kết quả TPHA là dương tính thì cần phải làm thêm xét nghiệm FTA-ABS (Fluorescent Treponemal Antibody – Absorption) nhằm phân biệt bệnh giang mai với các bệnh nhiễm trùng khác.
Thông thường, quy trình xét nghiệm giang mai RPR được thực hiện như sau:
-
Mẫu xét nghiệm RPR thường là mẫu máu đơn giản gọi là tĩnh mạch. Khi bệnh nhân được chỉ định thì có thể thực hiện lấy mẫu luôn. Xét nghiệm RPR được tiến hành ở các bệnh viện hoặc phòng thí nghiệm.
-
Người bệnh cần ngồi với một tư thế thoải mái, ngồi trên giường, ghế hoặc ở cáng tùy từng nơi xét nghiệm.
-
Bác sĩ sẽ tìm tĩnh mạch của người bệnh bằng cách buộc ống cao su quanh cánh tay. Sau đó tiến hành lấy ven và rút máu từ tĩnh mạch một lượng theo đúng quy định.
-
Mẫu máu sau khi lấy sẽ được gửi qua phòng thí nghiệm và được bảo quản theo đúng quy định. Các nhân viên y tế sẽ bắt đầu tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết.
-
Sau khoảng 1 giờ bệnh nhân sẽ được thông báo kết quả. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm và các bước thăm khám lâm sàng để đưa ra kết luận bệnh. Tùy vào kết quả bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Xét nghiệm RPR thường tiêm tĩnh mạch là xâm lấn tối thiểu và có rất ít rủi ro. Người bệnh có thể có cảm giác đau nhức, chảy máu hay bầm tím sau khi làm xét nghiệm. Một số trường hợp có thể bị vỡ ven hoặc bị chệch ven cần phải lấy lại vài lần.
Khi tiến hành làm xét nghiệm RPR có thể cho kết quả dương tính giả, hiểu đơn giản là bạn mắc bệnh giang mai nhưng sự thật thì không phải như vậy. Ngoài giang mai, một số bệnh như bệnh lyme, sốt rét, HIV cũng có thể gây xuất hiện kháng thể.
Một số trường hợp sau cần lưu ý:
Đối với trường hợp mắc bệnh giang mai thần kinh thì cần làm xét nghiệm RPR dịch não tủy – xét nghiệm kháng thể xoắn giang mai ở trong dịch não tủy.
Phụ nữ mang thai nếu nghi ngờ mắc giang mai thì nên tiến hành xét nghiệm và theo dõi thật kỹ để tránh lây truyền sang cho thai nhi.
Trường hợp trẻ có mẹ bị giang mai nhưng không bị lây bệnh thì cần tiến hành làm xét nghiệm TPHA để xác định chính xác trẻ có mắc bệnh hay không. Nếu cho kết quả RPR cao hơn mẹ gấp nhiều lần thì cần chỉ định điều trị càng sớm càng tốt cho trẻ.
Trong một số trường hợp cho kết quả sai lệch về: tuổi tác, ung thư, sinh lý, thai phụ… thì cần tiến hành làm thêm xét nghiệm khẳng định và sàng lọc khác để cho kết quả chuẩn xác.
Những thông tin trên đã nói rõ hơn về xét nghiệm RPR là gì, quy trình xét nghiệm giang mai RPR như thế nào hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm bệnh giang mai cho kết quả chính xác, hiệu quả.