• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365116117

Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả
Điểm trung bình: 4.6 / 5 ( 7 lượt đánh giá )
Cập nhật: 2022-11-23 14:10:52

Bệnh giang mai là gì? Đời sống tình dục ngày càng phóng khoáng kéo theo đó là số người mắc bệnh giang mai không ngừng tăng lên nhưng hầu như mọi người có những hiểu biết rất ít về căn bệnh nguy hiểm này. Vậy thực chất Bệnh giang mai là gì? Triệu chứng của bệnh giang mai là gì? Hãy cùng với các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Thái Hà tìm hiều về căn bệnh nguy hiểm này nhé!

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là gì? Giang mai là một bệnh lây lan qua đường tình dục, do xoắn khuẩn giang mai Treponama pallidum gây nên. Mức độ nguy hiểm của bệnh chỉ đứng sau căn bệnh thế kỉ HIV. Vì vậy, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

benh giang mai la gi

Bệnh giang mai là nỗi ám ảnh của mọi người

Nguyên nhân gây bệnh giang mai?

Lây truyền qua đường tình dục: Khi quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ không an toàn với người bị nghi mắc bệnh giang mai thì khả năng mắc bệnh là rất cao. Theo thống kế có tới hơn 90% trường hợp mắc bệnh giang mai là do lây truyền qua đường tình dục.

Lây truyền qua đường máu: Nếu người bị bệnh đi hiến máu thì người nhận máu sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh là rất cao.

Lây truyền từ mẹ sang con: Người mẹ đang mang thai mà bị mắc bệnh giang mai có thể lây nhiễm sang cho thai nhi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp: Việc sử dụng chung những đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng… của người bệnh cũng có thể bị virut xâm nhập thông qua những tổn thương ở ngoài da.

Đối tượng dễ bị mắc bệnh giang mai: Giang mai là một bệnh rất dễ bị lây nhiễm, chỉ cần tiếp xúc gần gũi với bộ phận sinh dục, răng miệng… của người bệnh thì khả năng bị nhiễm bệnh là rất cao. Vậy nên, những nhân viên y tế, những người bị nhiễm HIV, trẻ sơ sinh và những người có quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục không an toàn là những đối tượng rất dễ mắc phải bệnh giang mai.

Triệu chứng của bệnh giang mai?

Có thể nói giang mai là một bậc thầy trong lĩnh vực diễn xuất, nó có thể đóng vai và mang đặc điểm của rất nhiều bệnh nội khoa và ngoại khoa khác nhau. Vì vậy, những triệu chứng của bệnh giang mai là rất khó nhận biết. Một số người mắc bệnh giang mai lại không có bất kỳ một dấu hiệu nhiễm trùng nào, họ thậm chí còn không phát hiện rằng mình đang bị nhiễm bệnh nhưng cũng có người bị tổn thương tại tất cả các cơ quan trong cơ thể như viêm loét cơ quan sinh dục, phát ban khắp cơ thể, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến gan, tim mạch, thần kinh…

Sau khi virut xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ ủ bệnh từ 9 đến 90 ngày (trung bình là 21 ngày) trước khi có những dấu hiệu đầu tiên và triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện. Bệnh giang mai được chia làm 3 giai đoạn chính và ở mỗi giai đoạn của bệnh lại có những triệu chứng rất khác nhau. Cụ thể như:

Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này các dấu hiệu của bệnh xuất hiện từ khoảng 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình 21 ngày).

  • Xuất hiện các vết loét (săng giang mai) tròn nông, màu đỏ và có bờ nhẵn ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc hậu môn, miệng
  • Các vết loét không ngứa, không đau, không có mủ, đáy vết loét thâm và cứng lại
  • Xuất hiện hạch hai bên vùng bẹn, hạch tròn cứng và không đau

hinh anh benh giang mai 1

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1

Các dấu hiệu trên có thể tự biến đi sau 3 đến 6 tuần lễ kể cả khi không được chữa trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.

Giai đoạn 2: Giai đoạn 2 các dấu hiệu của bệnh xuất hiện sau giai đoạn 1 từ 4-10 tuần, các dấu hiệu nổi bật ở giai đoạn này là:

  • Xuất hiện những nốt ban đối xứng màu hồng hoặc tím hồng trên lòng bàn tay, bàn chân, trên thân người khi dùng tay ấn vào thì chúng biến mất chúng xuất hiện rầm rộ trong 1-2 tuần rồi tự biến mất, không gây ngứa.
  • Xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc với kích thước hình dạng khác nhau, khi bị cọ sát chúng loét ra chảy dịch nước và chúng mang rất nhiều các xoắn khuẩn lây bệnh
  • Các triệu chứng khác thường gặp ở giai đoạn này bao gồm sốt cao, đau họng, cơ thể mệt mỏi, bị sụt cân, đau đầu, nổi hạch

hinh anh benh giang mai 2

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 2

Giai đoạn tiềm ẩn: Sau khi giai đoạn 2 kết thúc các triệu chứng chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Nếu như tiềm ẩn sớm (dưới 1 năm sau giai đoạn 2) có thể tái phát các triệu chứng nhưng nếu là tiềm ẩn muộn (thời gian nhiều hơn 1 năm sau giai đoạn 2) sẽ không hề có các biểu hiện nào của bệnh cả.

Giai đoạn 3: Giang mai giai đoạn 3 có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau:

  • Củ giang mai (6.5%): Xuất hiện từ 1- 46 năm sau khi nhiễm bệnh, củ giang mai hình cầu kích thước khoảng như hạt ngô chắc có ranh giới rõ ràng, củ giang mai màu sẫm ngả tím, nếu các củ giang mai tiến triển không lành tính gây hoại tử hoặc teo hoặc tạo các vết loét, khi lành sẽ để lại sẹo.
  • Giang mai thần kinh (15%): Xảy ra 4 -25 năm sau khi nhiễm bệnh bệnh có các dấu hiệu gây suy nhược trầm cả cho bệnh nhân, rối loạn ý thức từng thời kỳ, động kinh, đột quỵ, hay gây ra ảo giác...
  • Giang mai tim mạch mạch (10%): Thường xảy ra 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh. Khi bị giang mai thần kinh bệnh nhân có các biểu hiện phình mạch, vỡ mạch nếu biến chứng.

hinh anh benh giang mai giai 3

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 3

Bệnh giang mai ở giai đoạn cuối hầu như không lây bệnh và gây nguy hiểm đến tính mạng cho bệnh nhân mà người ta không thể điều trị được chỉ có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Hướng điều trị bệnh giang mai như thế nào?

Bệnh giang mai được chữa trị chủ yếu bằng thuốc, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của từng bệnh nhân và đưa ra các lộ trình điều trị phù hợp .

Đối với giang mai giai đoạn 1 và 2: các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch trong tối thiểu 10 ngày tuy nhiên lại không dùng cho phụ nữ có thai, các bác sĩ có thể kết hợp với các lọa thuốc uống khác để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Việc điều trị giang mai trong giai đoạn này rất quan trọng để có thể ngăn ngừa sự phát triển của các khuẩn gây bệnh.

Đối với giang mai giai đoạn 3: điều trị giang mai chỉ mang tính chất làm giảm bới các tác hại và triệu chúng của bệnh giang mai gây ra kéo dài thời gian sống cửa bệnh nhân.

Giang mai là một bệnh rất nguy hiểm, nó có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống hằng ngày của bệnh nhân. Vì vậy, khi phát hiện mình có những triệu chứng của bệnh giang mai hãy đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để được phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tham khảo một số bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay:

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa phong kham nam khoa Thái Hà về “ Bệnh giang mai là gì? Triệu chứng bệnh giang mai”. Nếu còn có thắc mắc, bạn có thể gọi đến số 0365.116.117 để được tư vấn miễn phí.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám