Trong nhóm bệnh xã hội như lậu, sùi mào gà…thì bệnh giang mai được coi là căn bệnh xã hội nguy hiểm . Giang mai là bệnh xã hội do vi khuẩn đặc trưng gây ra là “xoắn khuẩn giang mai” có tên là Treponema pallidum. Đường lây truyền của bệnh giang mai cũng giống như các bệnh xã hội khác chủ yếu là lây qua đường tình dục.
Hình ảnh minh họa: Xoắn khuẩn giang mai
Có thể bạn quan tâm:
- Dấu hiệu bệnh giang mai
- Điều trị giang mai như thế nào?
- Xét nghiệm giang mai ở đâu tốt
Xoắn khuẩn giang mai là gì?
Xoắn khuẩn giang mai cũng mang những đặc điểm đặc trưng riêng. Nó có hình lò xo, gồm 6 – 14 vòng, đường kính ngang > 0,5µ, chiều dài dao động từ 6 - 15µ gồm 3 loại xoắn khuẩn di động sau:
- Xoắn khuẩn di chuyển theo trục dọc kiểu xoáy đinh ốc.
- Xoắn khuẩn di động kiểu lắc lư như quả lắc đồng hồ.
- Xoắn khuẩn di động lượn sóng.
Đặc trưng cơ bản của các xoắn khuẩn
Đặc trưng của loại xoắn khuẩn này là sức sống yếu, sức sống của nó phụ thuộc vào môi trường sống của nó. Sống lâu là ở môi trường ẩm ướt (sống khoảng 2 ngày), ở các môi trường khác xoắn khuẩn này bị tiêu diệt nhanh chóng: ở môi trường bình thường chỉ sống được vài giờ, môi trường khô xoắn khuẩn chết nhanh chóng, trong môi trường có chất tẩy rửa hay xà phòng thì chỉ tồn tại được vài phút. Chính do đặc trưng này nên tốc độ lây lan của bệnh giang mai hạn chế hơn rất nhiều so với các bệnh khác trong bệnh xã hội.
Do những đặc tính trên nên nguy cơ mắc bệnh giang mai do tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng, vật dụng, đồ sinh hoạt cá nhân là không có và bị loại bỏ. Con đường lây lan chủ yếu của bệnh này đó chính là qua con đường tình dục là chủ yếu. Khi giao hợp quá mạnh, sẽ làm tổn thương các bộ phận sinh dục, xoắn khuẩn giang mai sẽ theo các vết xước đó xâm nhập vào cơ thể người, có thể là các cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng… Một số con đường khác có thể lây lan đó là lây qua đường truyền máu, do chữa bệnh không sử dụng bảo hộ lao động hoặc lây từ mẹ sang con.
Xoắn khuẩn giang mai phát triển như thế nào?
Xoắn khuẩn giang mai khi vào cơ thể người gây bệnh sẽ làm cho bệnh nhân phát triển theo 3 giai đoạn, đến giai đoạn cuối, người bệnh bị mắc bệnh tầm trên 8 năm thì khả năng lây bệnh sẽ giảm dần. Bệnh nhân chỉ có thể được chữa trị triệt để bệnh giang mai nếu mắc ở giai đoạn 1, đến giai đoạn sau thì mọi phương pháp chỉ kiềm chế sự gây tổn thương của xoắn khuẩn giang mai mà rất khó có thể chữa trị dứt điểm bệnh giang mai. Mỗi giai đoạn gây bệnh, giang mai sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau.
Giang mai được đánh giá là bệnh xã hội nguy hiểm là do, xoắn khuẩn giang mai có khả năng xâm nhập và lan truyền khắp cơ thể. Nó có thể gây tổn thương ở da – niêm mạc và nhiều tổ chức cơ quan khác của cơ thể như cơ, xương khớp, tim mạch, và thần kinh gây viêm loét, phá hủy các cơ quan này… Nếu giang mai không được chữa trị kịp thời, bệnh chuyển sang giai đoạn 3 sẽ có khả năng đe dọa lên tính mạng của người bệnh.
Chính vì vậy việc phát hiện sớm các triệu chứng bệnh giang mai là yếu tố quan trọng để chữa trị bệnh. Nếu bạn đã có quan hệ không an toàn với bạn tình không tin tưởng thì bạn nên đến bác sĩ khám để biết được tình hình của mình. Việc phát hiện sớm và điều trị sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
Đây là một số ý kiến của bác sĩ Nam khoa Thái Hà về “xoắn khuẩn giang mai”. Hãy biết cách bảo vệ mình trước những bệnh xã hội nguy hiểm. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn các bạn có thể đến phòng khám nam khoa Thái Hà, địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa hoặc có thể gọi đến số điện thoại 0365.116.117, các bác sĩ luôn sẵn lòng tư vấn cho bạn.