Từ lâu giang mai được biết đến như một nỗi ám ảnh của loài người với những đại dịch mà nó từng gây ra. Nếu không may bị mắc bệnh giang mai có nghĩa là phần đời còn lại rất có thể bạn sẽ phải chung sống với nó. Hiện nay giang mai đang ngày càng có tốc độ gia tăng nhanh chóng và mức độ nguy hiểm chỉ đứng sau căn bệnh thế kỷ HIV. Thế nhưng có một thực tế đáng lo ngại là nhiều người không hề biết đến tác hại cũng như thờ ơ với căn bệnh này ngay cả khi bản thân đang bị nhiễm bệnh. Ở bài viết này các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám nam khoa Thái Hà sẽ cung cấp một số hình ảnh về bênh giang mai cho bạn.
Có thể bạn quan tâm:
- Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới.
- Điều trị bệnh giang mai qua từng giai đoạn.
- Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh?
Giang mai cũng giống như các bệnh xã hội khác, lây nhiễm chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn, qua tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng, vật dụng có chứa các vi khuẩn gây bênh cũng có thể bị lây nhiễm bệnh. Bệnh giang mai do loại vi khuẩn có tên thường gọi là Treponema pallidum hay còn gọi là xoắn khuẩn giang mai gây ra. Xoắn khuẩn này có hình dạng đặc biệt tượng tự cấu trúc xoắn của ADN
Hình ảnh xoắn khuẩn giang mai.
Sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai khoảng 3 -90 ngày tùy theo thể trạng từng người, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng bệnh đầu tiên. Các nhà chuyên gia chia bệnh giang mai thành 3 giai đoạn với những biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ của bệnh.
Hình ảnh bệnh giang mai qua giai đoạn 1
Giang mai giai đoạn 1 là giai đoạn mới phát bệnh, các triệu chứng thường thấy đó là sự xuất hiện của những nốt sần nhỏ hình cầu hoặc hình tròn, không có cạnh, không cứng, không nổi trên bề mặt da gọi là săng giang mai.
Hình ảnh của săng giang mai.
Những săng giang mai này không gây cảm giác đau đớn, khi ấn vào sẽ tự biến mất, dù chữa trị hay không thì 3 -6 tuần các săng này cũng tự biến mất khiến cho người bệnh tưởng bệnh đã khỏi nhưng thực chất là chuyển sang giai đoạn bệnh nặng hơn. Các triệu chứng bệnh xuất hiện chủ yếu ở các cơ quan sinh dục.
Giang mai ở cơ quan sinh dục nam.
Hình ảnh bệnh giang mai sau khi chuyển sang giai đoạn 2
Giai đoạn 2 của bệnh là khi các xoắn khuẩn xâm nhập sâu vào trong máu, những triệu chứng bệnh có xu hướng rõ rệt hơn. Lúc này trên da bắt đầu xuất hiện những nốt ban đỏ màu hồng hoặc tím với mức độ dày đặc hơn, mọc đối xứng nhau nhưng không gây đau đớn. Kèm theo đó đồng thời cũng xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, nổi hạch bẹn… do xoắn khuẩn đã tấn công vào các bộ phận khác theo đường máu.
Hình ảnh giang mai giai đoạn 2.
Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 3 - giai đoạn mãn tính
Giai đoạn 3 là giai đoạn muộn và cũng là giai đoạn nặng của bệnh giang mai, khoảng sau 5 năm kể từ khi phát bệnh. Đây là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này trên cơ thể người bị bệnh sẽ gặp nhưng tổn thương lớn, lở loét, thậm chí là xuất hiện các gôm, củ giang mai. Lúc này các xoắn khuẩn giang mai gần như không còn khả năng lây nhiễm nữa nhưng lại tấn công vào các cơ quan, bộ phận quan trọng của cơ thể như não hoặc tim… đen dọa đến tính mạng con người.
Hình ảnh giang mai giai đoạn 3.
Một số hình ảnh giang mai phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh
Giang mai có khả năng chữa trị khỏi bệnh ở giai đoạn đầu của bệnh, nhưng đây cũng là giai đoạn dễ lây lan của bệnh. Càng để lâu thì mức độ lây nhiễm càng giảm nhưng độ nguy hiểm thì càng tăng lên cao, đe dọa đến tính mạng con người. Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị nhiễm giang mai thì khả năng lây sang thai nhi là rất lớn, thông thường khả năng lây lan bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi. Những trường hợp này được gọi là mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
Hình ảnh giang mai ở trẻ sơ sinh.
Các bác sĩ của Phòng khám nam khoa Thái Hà vừa chia sẻ "Một số hình ảnh giang mai" cũng như các thông tin về bệnh giang mai. Hi vọng các bạn sẽ có những kiến thức và cách phòng tránh bệnh tốt . Mọi thắc mắc các bạn có thể gọi đến số điện thoại 0365.116.117 hoặc trực tiếp đến tại phòng khám số 11, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.