Hiện tượng tiểu buốt gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho những người không may mắc phải. Tình trạng này xuất hiện là do một số bộ phận bị viêm hoặc nhiễm khuẩn như niệu đạo, bàng quang hoặc thận. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tiểu buốt? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng với các bác sĩ Phòng khám nam khoa Thái Hà tìm hiểu về các vấn đề này nhé!
Tại sao bị đi tiểu buốt?
Có thể bạn quan tâm:
Tiểu buốt là gì?
Tiểu buốt là một hiện tượng thường gặp ở nam giới, là nam giới ở độ tuổi trung niên. Tình trạng này khiến cho người bệnh luôn cảm thấy bất an và luôn dè chừng mỗi khi đi tiểu.
Nguyên nhân gây nên chứng tiểu buốt
Chứng tiểu buốt thường là do viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục và đường tiết niệu. Nguyên nhân chủ yếu khiến nam giới bị viêm nhiễm là do quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ… Hiện tượng tiểu buốt là do nam giới
Do viêm đường tiết niệu: gồm viêm niệu đạo và viêm bàng quang. Đây là một dạng viêm nhiễm khá phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn, điển hình là vi khuẩn E.coli. Viêm đường tiết niệu sẽ khiến cho bàng quang bị kích thích gây nên chứng tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu và mủ, kèm theo tình trạng sốt (mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn).
Do viêm tuyến tiền liệt: gồm viêm tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt. Các bệnh lý này thường gặp ở những nam giới trong độ tuổi trung niên. Nam giới tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc phải các bệnh lý ngày càng cao. Triệu chứng điển hình của bệnh về tuyến tiền liệt là tình trạng đau buốt khi đi tiểu, tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu nhiều, đặc biệt là về đêm.
Do viêm niệu đạo: Viêm hay nhiễm khuẩn niệu đạo thường khiến cho người bệnh có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, tiểu khó, đi tiểu nhiều lần. Tình trạng viêm nhiễm này có thể xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày, do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, mụn rộp sinh dục, nhiễm khuẩn chlamydia…) hoặc do tác động từ vi khuẩn, nấm.
Do viêm thận- viêm bể thận: Tình trạng viêm nhiễm là do viêm nhiễm ngược dòng từ bàng quang hoặc dòng máu lên. Viêm thận và viêm bể thận nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Lời khuyên: Để phòng tránh bệnh tiểu buốt, các bạn có thể lưu ý một số các biện pháp sau:
- Chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như bộ phận sinh dục sạch sẽ, đúng cách.
- Nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn.
- Không nên uống quá nhiều nước cũng như quá ít nước.
- Trong bữa ăn hàng ngày nên chú ý cung cấp nhiều rau xanh và hoa quả để giúp lợi tiểu và tăng lượng nước tiểu đẩy vi khuẩn ra ngoài.
- Tập thể dục để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giảm căng thẳng và stress, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.
Cách điều trị chứng đi tiểu buốt?
Khi có những biểu hiện như luôn có cảm giác muốn đi tiểu, đau bụng dưới, đau khi giao hợp, nước tiểu đục, thường chảy mủ vào buổi sáng, có thể sốt nặng hoặc sốt nhẹ, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
Đối với bệnh viêm bàng quang và viêm bể thận: Người bệnh có thể được các bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh đặc trị. Đối với trường hợp viêm bể thận nặng, người bệnh sẽ được tiêm một tĩnh mạch.
Viêm niệu đạo: Được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao phải theo sự chỉ định của các bác sĩ điều trị.
Viêm thận – viêm bể thận: Trường hợp này người bệnh cần phải nằm viện để các bác sĩ tiến hành theo dõi và điều trị kịp thời.
Bệnh lây qua đường tình dục: Nếu đái buốt do một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị các căn bệnh đó để giảm các triệu chứng của người bệnh.
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu buốt.
Các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu buốt dưới đây.
- Chữa tiểu buốt bằng bí xanh: đây là loại thực phẩm khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, rất dễ tìm kiếm. Để chữa tiểu buốt, người bệnh có thể sử dụng một miếng bí xanh gọt vỏ rồi giã lấy nước, cho thêm 1 chút muối cho dễ uống. Bạn cũng có thể sử dụng để ăn sống hàng ngày, hoặc đem luộc bí xanh ăn thường xuyên.
- Chữa tiểu buốt bằng sắn dây: sắn dây có tính mát và công dụng rất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Các ban có thể dùng sắn dây theo các cách sau đây. Sắn dây cạo sạch vỏ thái từng miếng sau đó đem phơi khô và sấy giòn. Giã nhỏ đem rây cho mịn để hòa uống với đường hàng ngày như cách ta vẫn uống bột sắn sống. Loại bột này trông không trắng như bột sắn lọc nhưng mát, tốt hơn bột sắn đã lọc qua nước nhiều lần. Nếu không có thời gian làm, bạn có thể dùng bột sắn dây thay thế.
- Chữa tiểu buốt bằng bèo cái: lấy bèo cái bỏ rễ, lá thài lại, rễ có tranh và cây mã đề, cho vào nồi sao vàng và úp xuống chỗ đất đã quét sạch. Để cho nguội rồi lấy một nắm đi sắc.
- Chữa tiểu buốt từ rau mồng tơi: rau mồng tơi sắc nước uống trong ngày có thể trị được bệnh tiểu dắt
- Bài thuốc chữa tiểu buốt từ râu ngô: dùng râu ngô, rễ cỏ tranh, bông mã đề, đậu đen, củ sả với lượng bằng nhau sau đó đem phơi khô và sắc uống ngày 2-3 lần, dùng trong 1 tuần.
- Chữa tiểu buốt từ lá mảnh: lá mảnh cộng tươi rửa sạch, đem xay hoặc giã nhỏ vắt lấy nước cho uống 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần một bát con.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ khám bệnh nam khoa Phòng Khám Thái Hà về vấn đề “ Tại sao đi tiểu buốt, nguyên nhân và cách điều trị”. Nếu còn có thắc mắc, hãy liên hệ đến hottline 0365.116.117 hoặc chat qua yahoo với chúng tôi để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.