• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365116117

Nguy hiểm tiềm ẩn khi bị đi tiểu ra máu

Nguy hiểm tiềm ẩn khi bị đi tiểu ra máu
Điểm trung bình: 4.2 / 5 ( 62 lượt đánh giá )
Cập nhật: 2022-11-24 13:43:10

Đi tiểu ra máu là một biểu hiện bất thường của hệ bài tiết, nó chứng tỏ hệ bài tiết của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Thông thường nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và sẽ nhạt dần theo thời gian. Khi bị tiểu ra máu, nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt, màu ghỉ sắt hoặc màu nâu…đôi khi có thể nhìn thấy được cả tia máu lẫn trong nước tiểu. Trong một số trường hợp thì đi tiểu ra máu không nguy hiểm, nó có khả năng tự khỏi mà không cần bất cứ sự can thiệp nào. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp thấy xuất hiện hiện tượng này là đang gặp phải các vấn đề về các bệnh lý nguy hiểm hơn cần được điều trị.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân của bệnh đi tiểu ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi tiểu ra máu, nhưng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các bệnh lý:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: đây là bệnh nam khoa khá phổ biến, vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu gây nên tình trạng tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận…khiến cho màng lọc bị giảm chức năng dẫn đến hồng cầu sẽ ra nhiều lẫn nước tiểu.

Sỏi đường tiết niệu: ở các vị trí như thận, niệu quản, viêm bàng quang, niệu đạo…đều có thể xuất hiện sỏi. Khi bị mắc sỏi ở đường tiết niệu nó sẽ gây ra tiểu rắt ra máu di chuyển xuống làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu.

Một số bệnh lý về máu: Một số bệnh lý về máu như bệnh bạch cầu cấp và mạn, bệnh máu khó đông…có thể gây tiểu ra máu.

Do dùng thuốc: Thuốc chống đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống ung thư.. gây tiểu máu.

Dấu hiệu của đi tiểu ra máu

Như đã nói ở trên nước tiểu của người khỏe mạnh sẽ có màu vàng nhạt, nếu nước tiểu đột ngột có sự thay đổi sang màu đỏ tươi, màu sắt ghỉ hay màu nâu thì đó là dấu hiệu bạn đã bị đi tiểu ra máu. Sở dĩ màu sắc của nước tiểu có sự thay đổi như vậy là do trong nước tiểu có lẫn rất nhiều hồng cầu mà đáng lẽ ra nó được giữ lại ở màng lọc thận trước khi thải ra ngoài.

Cùng với đó cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, đau mông, tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi tiểu tiện, tiểu nhiều, sốt, ớn lạnh… Chính vì vậy khi gặp những dấu hiệu này cùng với những bất thường trong vấn đề tiểu tiện thì bạn đã bị mắc chứng tiểu ra máu. Nếu tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì điều cần thiết bạn phải đi khám để có cách điều trị kịp thời.

Lời khuyên từ bác sĩ: Đi tiểu ra máu dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Chính vì vậy, khi thấy có những biểu hiện bất thường như trên người bệnh nên đến cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh xảy ra những hệ quả nghiêm trọng

Cách điều trị đi tiểu ra máu

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh tiểu ra máu sẽ có cách điều trị thích hợp . Cụ thể như

Nếu đi tiểu ra máu do sử dụng thuốc, ăn thực phẩm màu:…thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và ngưng sử dụng các yếu tố này sẽ làm thay đổi màu sắc và hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất.

Nếu bị đi tiểu ra máu do các bệnh lý: thì sẽ điều trị chủ yếu theo 2 phương pháp đó là nội khoa và ngoại khoa. Việc muốn sử dụng phương pháp nào lại phải phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên dù điều trị bằng cách nào thì cũng cần phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh mới đạt được kết quả nhanh chóng.

Một số bài thuốc nam chữa đi tiểu ra máu

Chữa đi tiểu ra máu bằng thuốc nam được khá nhiều bệnh nhân áp dụng bởi chúng mang đến hiệu quả cao trị được tận gốc căn bệnh, không độc hại và ít khi có tác dụng phụ. Các bài thuốc nam chữa đi tiểu ra máu thường không đắt đỏ có thể dễ dàng mua được dù bạn ở đâu

Bài thuốc 1: Sử dụng lá kim ngân chữa đi tiểu ra máu

kim ngân

Sử dụng kim ngân, cỏ nhọ nồi, lá tre với mỗi loại khoảng 16g, các loại mộc hương, cam thảo đất, sinh địa mỗi loại 12g và 4g tam thất. Rửa sạch các nguyên liệu trên sau đáo bỏ vào nồi đất thêm nước sắc cho tới khi còn 1 bát nước thuốc rồi chia làm 2 lần uống trong ngày (lưu ý uống khi còn ấm là tốt ).

Bài thuốc 2: Sử dụng sinh địa chữa đi tiểu ra máu

Sử dụng sinh địa 20g, tiểu kế ẩm tử 20g, các loại bồ công anh, liên kiều, kim ngân, sơn chi, ngẫu tiết, đạm trúc diệp, bồ hoàng, mộc thông, tiểu kế mỗi loại 12g, đương quy và chích thảo mỗi loại 6g, 16g hoạt thạch. Sắc thành 1 thang uống trong ngày.

Lưu ý: Bài thuốc 1 và bài thuốc 2 áp dụng với trường hợp đi tiểu ra máu do bị viêm nhiễm đường tiết niệu kèm theo các triệu chứng miệng khát, ngủ ít, sốt, mạch hồng sác, mặt đỏ.

Bài thuốc 3: Sử dụng hoàng bá

Rễ cỏ tranh, quy bản, hoàng bá mỗi loại 12g, chi tử, tri mẫu mỗi loại 8g, cỏ nhọ nồi, thục địa mõi loại 16g. Sắc thành một thang, uống trong ngày.

Bài thuốc 4: sử dụng rễ cỏ tranh chữa tiểu ra máu

Trắc bá diệp, rễ cỏ tranh, kỷ tử, mạch môn, sa sâm, thạch hộc, sinh địa mỗi loại 12g, a giao 8g, cỏ nhọ nồi 16g. Chú ý rửa sạch thái nhỏ và cho vào ấm đất sắc thành một thang, uống trong ngày.

Lưu ý: Bài thuốc 3 và bài thuốc 4 áp dụng với trường hợp đi tiểu ra máu do bị thận hư, viêm bàng quang mãn tính, ngoài ra còn kèm theo khát nước, đi tiểu ít, chất lưỡi đỏ, họng khô, ít rêu cần phải tư âm, giải độc, thanh nhiệt.

Bài thuốc 5: Sử dụng ngẫu tiết và cỏ nhọ nồi

Sử dụng ngẫu tiết và cỏ nhọ nồi mỗi loại 16g, chỉ thực 6g, bách thảo dương 4g, các loại huyết dư, uất kim, ngưu tất, ích mẫu, đan sâm mỗi loại 12g. Tất cả đem bỏ vào nồi đất sắc thành một thang, uống trong ngày.

Bài thuốc này thường áp dụng cho bệnh nhân đi tiểu ra máu do sỏi đường tiết niệu, ứ huyết và thận yếu có cảm giác đau quặn.

Các bài thuốc nam đòi hỏi bệnh nhân phải bỏ nhiều công sức đặc biệt là thơi gian sắc thuốc, bạn cần phải uống liên tục từ 5-7 ngày mới bắt đầu có hiệu quả. Chữa trị tiểu ra máu theo các bài thuốc nam tuy hiệu quả tuy nhiên cũng có một vài nhược điểm như nếu sỏi quá to và nhiều, thực hiện chữa trị cần phải dùng đến phương pháp hiện đại như phẫu thuật để loại bỏ sỏi trong đường tiết niệu.

Phòng ngừa tiểu ra máu như thế nào?

Do người bệnh mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, bàng quang... nên dẫn đến tình trạng đi tiểu ra máu. Chính vì vậy để ngăn chặn hiện tượng này bạn cần phải ngăn chặn các bệnh lý trên, cụ thể như:

Nhiễm trùng đường tiểu: muốn giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu hay đường tiết niệu cần phải bổ sung thật nhiều nước, không nhịn đi tiểu, đi tiểu sau quan hệ nếu có nhu cầu (nữ giới nên lau từ trước ra sau). Hạn chế các dung dịch vệ sinh để rửa bộ phận sinh dục

Tránh sỏi thận: tránh sỏi thận bạn cũng cần phải uống nhiều nước (để thanh lọc, bài tiết chất thải), hạn chế muối, protein và giảm những thực phẩm có chứa quá nhiều oxalate cao mà thay vào đó là những thực phẩm có chứa nhiều canxi.

Ung thư bàng quang: hạn chế hút thuốc, tránh hóa chất và nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể

Ung thư thận: để ngăn ngừa bệnh lý này chúng ta cần tránh sử dụng các thuốc giảm đau, tránh hút thuốc và hạn chế dùng nước uống chứa cồn. Bên cạnh đó, phải có chế độ ăn uống khoa học, thể dục thể thao thường xuyên, duy trì lối sống khỏe mạnh, không nhịn đi tiểu và nên đi khám định kỳ để đo lượng đường trong máu.

Như vậy bên cạnh việc điều trị, bạn cũng cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ để tránh viêm nhiễm, quan hệ tình dục an toàn để tranh các bệnh xã hội lây nhiễm qua con đường này như lậu, giang mai, sùi mào gà… Chế độ ăn uống hợp lý,uống đủ lượng nước mỗi ngày, tuyệt đối không nhịn tiểu lâu… Đặc biệt việc thăm khám thường xuyên và định kỳ cũng sẽ giúp các bạn có cơ hội phát hiện và điều trị bệnh có kết quả cao hơn.

Trên đây là những tư vấn của bác sĩ chuyên khoa cung cấp thông tin về "hiện tượng đi tiểu ra máu". Phòng khám Thái Hà là địa chỉ tin cậy, uy tín về các bệnh nam khoa cũng như các bệnh xã hội. Hãy chat với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn hoặc gọi đến số điện thoại 0365.116.117 hoặc trực tiếp đến tại phòng khám số 11, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám