Cắt bao quy đầu là tiểu phẫu rất đơn giản nhằm giúp nam giới chống lại các nguy cơ về bệnh nam khoa và để dương vật có thể phát triển bình thường. Phongkhamnamkhoa.net.vn tư vấn quy trình tiểu phẫu, những điều cần biết trước và sau khi cắt da quy đầu để bạn tham khảo.
Hình ảnh bao quy đầu trước và sau khi cắt
Khái niệm
Theo Wikipedia: "Cắt bao quy đầu đơn giản chỉ là một cuộc tiểu phẫu với mục đích cắt bỏ lớp da thừa để quy đầu sạch sẽ hơn. Cách làm là người cần cắt quy đầu sẽ phải vệ sinh dương vật sạch sẽ, cạo hết lớp lông nơi đó. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành chích nhiều mũi thuốc tê vào lớp da bao bên ngoài dương vật cho đến khi người cần giải phẫu không còn cảm giác nơi vùng da đó nữa thì thao tác cắt bao quy đầu sẽ được tiến hành. Chỉ một vài mũi kéo, bác sĩ sẽ tách bỏ lớp da thừa, giữ lại phần dây thắng sao cho vùng khoái cảm không bị tổn thương. Vùng da được giải phẫu xong có thể sẽ sưng lên một chút và hơi bị phù do thuốc gây tê còn đọng lại, nhưng chỉ vài ngày sau vùng da sẽ trở lại hình dạng bình thường với phần bao quy đầu đã được cắt bỏ"
[TIP] Đây chỉ là một tiểu phẫu diễn ra rất nhanh, khi thực hiện bác sĩ sẽ dùng thuốc tê và thuốc gây mê nên bệnh nhân sẽ không có cảm giác gì. Tuy nhiên khi thực hiện xong bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau và ngứa ở vùng dương vật. Tuy nhiên cơn đau này không kéo dài lâu mà biến mất sau một vài ngày tiếp theo vì vết thương nhỏ và sẽ lành lại một cách nhanh chóng.
Quy trình cắt bao quy đầu như thế nào?
Để tiến hành tiểu phẫu an toàn và hiệu quả, bác sĩ thường thực hiện những bước sau đây:
Quy trình các bước
Bước 1: Đặt bệnh nhân trong tư thế nằm ngửa sao cho ca phẫu thuật được tiến hành thuận lợi
Bước 2: Các bác sĩ sẽ rửa sạch dương vật bằng dung dịch nước muối loãng và sà phòng sau đó sát trùng dương vật bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng với tỉ lệ 1:1000 tiêm vào tĩnh mạch ở nang bao quy đầu.
Bước 3: Sử dụng kìm kẹp y tế để bóc tách phần da quy đầu sau đó nới rộng chúng và kéo ra cho thẳng, cân đối hai bên (cánh nhau 0,2cm giữa 2 kìm). Tiếp theo dùng kim có đầu dò tách vùng da bị dính với dương vật vệ sinh sạch sẽ lại một lần nữa bằng nước muối.
Bước 4: Đánh dấu và cắt một đường thẳng khoảng 0,5cm từ miệng của bao quy đầu nhằm mục đích giúp việc đưa dụng cụ cố định vết cắt bao quy đầu được thực hiện một cách dễ dàng thuận tiện hơn.
Bước 5: Cắt bỏ bao quy đầu: Các bác sĩ đưa dụng cụ cố định vết cắt vào sau đó bác sĩ sẽ kéo cho phần da bằng nhau sau đó dùng kìm kéo rời phần da đã bị cắt đến chỗ đánh dấu. Cắt rời một bên da tính từ miệng xuống đến khoảng 0,5cm. Làm tương tự với bên bên còn lại sao cho vết cắt phải thật chính sác và đẹp.
Bước 6: Cầm máu cho dương vật: Sau khi cắt xong thì máu sẽ chảy ra từ vết cắt vì vậy các bác sĩ sẽ dồn phần da thừa của dương vật sau đó cầm máu bằng cách cột chặt động mạch phía chính giữa bên trong dương vật.
Bước 7: Khâu lại bao quy đầu và băng bó vết thương: Các bác sĩ dùng chỉ tự tiêu để khâu lại các vết cắt không khâu quá chặt vì có thể bao quy đầu bị hoại tử gây ra viêm nhiễm. Sau một thời gian chỉ sẽ tự tiêu và biến mất nên không cần phải đi cắt chỉ lại. Bác sĩ dùng gạc quy đầu dùng gạc quấn quanh vết cắt và cố định lại bằng chỉ buộc để cho dương vật không va chạm với các tác động bên ngoài tránh tình trạng chảy máu vết thương.
Sau khi cắt bao quy đầu cần phải làm gì?
Vệ sinh cậu nhỏ đúng cách: khi vệ sinh cậu nhỏ nam giới nên sử dụng khăn mềm mại để lau chùi tránh làm tổn thương những vết vừa mới tiểu phẩu và nên sử dụng nước ấm để vệ sinh
Không nên mặc đồ quá chật, chất liệu cứng điều này rất dễ làm vết thương chảy máu và nhiễm trùng.
Nghỉ ngơi, hạn chế đứng dậy hoặc ngồi quá lâu sau tiểu phẫu từ 3 - 4 ngày. Bởi nếu đứng dậy hoặc ngồi quá lâu sẽ làm máu bị tắc nghẽn không lưu thông được dẫn đến cậu nhỏ bị sưng to, đau rát tác động tới vết thương có thể vết thương sẽ bị rách và chảy máu
Nghiêm cấm: Sau khi cắt bao quy đầu từ 2- 4 tuần không được quan hệ tình dục (nên kiêng cho vết thương lành hẳn) tránh tình trạng cương dương làm nứt vết thương gây viêm nhiễm và xuất huyết. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên vào những web đen, ảnh nóng, thủ dâm gây kích thích tới cậu nhỏ.
Không nhịn đi tiểu để tránh tình trạng bí tiểu.
Thay đổi thói quen ăn uống: chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Nam giới nên hạn chế những thực phẩm cay nóng, các loại chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê..
Khi tắm không nên va chạm vào bộ phận sinh dục, không làm ướt miệng vết thương và tránh các loại xà phòng, hóa chất xát lên cậu nhỏ
Một số câu hỏi liên quan
1. Có lây nhiễm bệnh khi cắt bao quy đầu không?
Điều kiện phẫu thuật phải có phòng mổ sạch sẽ, tiệt trùng, bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Riêng với trẻ dưới 12 tuổi, khi thực hiện tiểu phẫu cần được gây mê và tiến hành trong khu phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật cắt da quy đầu, vết thương có thể là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn tấn công nên không loại trừ lây nhiễm có thể xảy ra trong thời gian này. Chính vì thế, người bệnh cần lưu ý chăm sóc vết thương thật kỹ lưỡng.
2. Ở trẻ sơ sinh, lớp da ôm trọn phần quy đầu, không tuột xuống được có phải là hẹp bao quy đầu?
Hầu hết mọi trẻ sơ sinh đều có hiện tượng dính da quy đầu sinh lý, vì thế trong thời gian này chúng ta không nên tuột bao quy đầu cho trẻ. Sau 3-5 năm hoặc khi đến tuổi trường thành, lớp da này sẽ tự tách khỏi quy đầu. Những trường hợp không tự tuột được thì được gọi mới gọi là hẹp bao quy đầu.
Theo nghiên cứu, có đến 90% bé trai khi 3 tuổi đã tuột được bao quy đầu và hầu hết nam giới trên 16 tuổi không hẹp bao quy đầu.
3. Bao lâu nam giới có thể "ân ái" sau khi làm tiểu phẫu
Sau khi cắt da bao quy đầu, khoảng 2 -3 tuần nam giới có thể sinh hoạt lại bình thường. Tuy vậy, "cậu bé" là bộ phận rất nhạy cảm, nếu chăm sóc không tốt dễ gây viêm nhiễm, phù nề, vết thương lở loét chậm lành. Chính vì vậy, cần tái khám theo lịch hẹn và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để biết tình trạng hiện tại của mình.
4. Vệ sinh thế nào khi trẻ không cắt da bao quy đầu?
Bố mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng quy đầu cho trẻ. Vì là bộ phận rất nhạy cảm, nên khi vệ sinh chúng ta cần rửa nhẹ nhàng, khi kỳ cọ quá mạnh dễ làm tổn thương.
Khi trẻ đã biết tự vệ sinh, bố mẹ nên hướng dẫn con mình rửa sạch nước sau khi đi vệ sinh, khi tắm cần kéo da quy đầu rửa sạch, lau khô, và nhẹ nhàng kéo da trở lại che phủ cho phần quy đầu. Trẻ đến tuổi dậy thì, sự tăng tiết mồ hôi, tuyến bã nhờn sẽ nhiều hơn nên cần rửa thương xuyên để tránh ứ đọng nước tiểu và những chất tiết dịch ra.
5. Cắt bao quy đầu có trị được bệnh xuất tinh sớm?
Có nhiều ý kiến cho rằng, điều trị bệnh quy đầu bằng tiểu phẫu có thể trị xuất tinh sớm hay kéo dại thời gian ân ái. Tuy nhiên theo chúng tôi, việc nam giới bị xuất tinh sớm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tâm lý, căng thẳng, các bệnh lý liên quan...
Thực chất, nếu nam giơi không cắt bao quy đầu nếu bị dài hoặc hẹp sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề chăn gối. Ngoài ra lợi ích từ việc phẫu thuật là rất lớn: dễ dàng vệ sinh sạch sẽ, tránh sự ứ đọng các cặn bẩn, ứ đọng nước tiểu gây viêm nhiễm "cậu nhỏ", giảm tỷ lệ ung thư dương vật... Do đó, các bạn nam gặp tình trạng xuất tinh sớm cần đi khám kỹ lưỡng, nếu không phải do bệnh về bao quy đầu gây ra thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương hướng điều trị khác phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ của các bác sỹ Phòng khám Thái Hà về quy trình cắt bao quy đầu mới và hiệu quả . Click: Xem mức chi phí và địa chỉ của chúng tôi. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ đến số điện thoại 0365.116.117 để được bác sĩ tư vấn trực tiếp và chăm sóc tốt .