• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365116117

Bệnh lậu ở nữ giới: Biểu hiện và cách điều trị

Bệnh lậu ở nữ giới: Biểu hiện và cách điều trị
Điểm trung bình: 4.3 / 5 ( 8 lượt đánh giá )
Cập nhật: 2022-11-25 10:01:43

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm mà cả nam hoặc nữ đều có thể mắc phải tuy nhiên không phải bạn nào cũng hiểu hết về căn bệnh nguy hiểm này đặc biệt là các bạn nữ. Bài viết ngày hôm nay các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ cùng nhau chia sẻ đến bạn về “Bệnh lậu ở nữ giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị” hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn.

bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu ở nữ giới nguy hiểm như thế nào?

Bệnh lậu ở nữ là bệnh như thế nào?

Bệnh lậu là một bệnh hoa liễu nguy hiểm xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Bệnh do các song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae xâm nhập vào cơ thể gây ra, có rất nhiều các nguyên nhân khiến cho chị em phụ nữ bị các song cầu khuẩn bệnh lậu này tấn công. Do tính chất của bệnh nên khi nữ giới mắc lậu ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện hoặc nhầm lẫn sang những bệnh lý khác, điều này khiến cho việc điều trị khó khăn hơn nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.

Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ

Do quan hệ tình dục với các bệnh nhân bị bệnh lậu: Khi bạn có quan hệ tình dục với các bệnh nhân bị bệnh lậu dưới bất kỳ hình thức nào (quan hệ tình dục qua đường miệng, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, quan hệ tình dục qua đường âm đạo) bạn đều có nguy cơ mắc bệnh lậu rất cao, tỉ lệ này cao khi có quan hệ qua đường tình dục qua đường âm đạo.

Do dùng chung các đồ dùng cá nhân: Việc mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt, bàn chải răng, dao cạo… cũng có thể là nguyên nhân khiến các bạn nữ bị bệnh

Do truyền máu: Nếu không may các bạn truyền phải máu có nhiễm các khuẩn lậu sẽ nhanh chóng theo đường máu va truyền đi khắp cơ thể khiến cho bạn bị bệnh lậu nhanh chóng.

Truyền từ mẹ sang con: Khi mang thai người mẹ bị bệnh lậu sẽ truyền trực tiếp sang con của mình khiến cho các bé sinh ra sẽ mắc bệnh lậu bẩm sinh không những ảnh hưởng tới sức khỏe của bé mà có thể là nguyên nhân gây ra các khiếm khuyết về trí não hoặc thân thể của bé.

Do tiếp xúc với các bệnh nhân khi cơ thể có những vết thương hở: Khi cơ thể bạn có những vết thương hở và tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh lậu sẽ làm tăng nguy có các khuẩn lậu xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua các vết thương hở đó dẫn đến bị bệnh.

Biểu hiện, triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người từ 2-9 ngày các bạn nữ sẽ có những biểu hiện đầu tiên của bệnh lậu tuy nhiên những biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới giai đoạn đầu thường rất kín khi phát ra đa số là bệnh đã trở nên nặng.

Dấu hiệu cấp tính của bệnh lậu ở nữ:

  • Đi tiểu buốt, tiểu rắt vừa tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu
  • Có mủ chảy ra từ niệu đạo cổ tử cung, dịch mủ có màu xanh hoặc màu vàng nâu dịch mủ có mùi hôi khó chịu
  • Nước tiểu có thể có lẫn máu màu nâu đỏ hoặc hồng
  • Cảm giác đau tức bụng dưới, mệt mỏi

Dấu hiệu mãn tính của bệnh lậu ở nữ:

  • Viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng, viêm tử cung, viêm cổ tử cung, mắc bệnh vô sinh…
  • Bệnh nhân bị bệnh lậu ở mắt sẽ có thị lực kém hoặc bị mù lòa
  • Cảm giác đau nhức vùng xương chậu, sống lưng, đau phần bụng dưới biểu hiện rõ ràng và nặng hơn, bệnh nhân mệt mỏi và không thể tập chung làm việc hay học tập
  • Xuất hiện các vết loét ở khoang miệng, bộ phận sinh dục chảy dịch và có mùi hôi

Cách điều trị bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu ở nữ giới cũng như bệnh lậu của nam giới nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra các hậu quả vô cùng nghiêm trọng đặc biệt là đối với phụ nữ có thai, chúng có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc cũng có thể là khiến em bé sinh ra bị mắc bệnh bẩm sinh. Khi biến chứng bệnh lậu gây vô sinh ở cả nam và nữ, gây mù lòa và vô số các bệnh nguy hiểm khác…

Việc điều trị bệnh lậu hiện nay chủ yếu vẫn là sử dụng thuốc để chữa trị, thuốc chữa trị bệnh lậu có thể điều chế dưới dạng viên uống hoặc thuốc tiêm song song với thuốc chữa bệnh lậu bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc khác để chữa trị những vi khuẩn vi nấm đi kèm cùng khuẩn lậu như Chlamydia trachomatis, Trichomonas, Candida…

Lưu ý: Việc sử dụng các loại thuốc chữa trị cần phải tuân theo những hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc sử dụng sai liều lượng điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn cũng như cũng có thể khiến việc điều trị bệnh lâu khỏi. Ngoài ra, các bạn nên đi khám định kỳ thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.

Biện pháp phòng tránh bệnh lậu cho nữ giới

- Không quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh hoặc đang có nguy cơ mắc bệnh. Nên giữ an toàn cho bản thân mình

- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, vùng kín.

- Đối với phụ nữ đang mang thai cần được điều trị triệt để trước khi sinh con để tránh truyền bệnh cho bé.

- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Hy vọng với chia sẻ về "bệnh lậu ở nữ giới" của các bác sĩ Phòng khám Thái Hà ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lậu và có các biện pháp phòng tránh bệnh kịp thời, nếu bạn đang gặp bất cứ vấn đề rắc rối nào liên quan đến bệnh lậu hãy liên hệ cho chúng tôi theo đường dây nóng 0365.116.117 hoặc trực tiếp đến tại phòng khám đa khoa Thái Hà số 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội chúng tôi sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ các bạn.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám